Theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì cha mẹ là người đại diện đương nhiên theo quy định pháp luật. Khi con dưới mười tám tuổi hoặc người mất khả năng lao động hoặc không có khả năng để tự nuôi bản thân mình thì cha mẹ phải trách nhiệm nuôi dạy, chăm sóc. Nếu trong trường hợp ly hôn hoặc ly thân mà các bên có thỏa thuận phân chia con hoặc tòa án quyết định giao con cho một người nuôi thì người không trực tiếp chăm sóc hoặc không sống chung với con mà theo quy định phải thực hiện thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng. Người đang trực tiếp là người chăm sóc sẽ sử dụng khoản cấp dưỡng hay gọi là các khoản hỗ trợ bằng tiền hoặc tài sản tới người được chăm sóc mà có mối quan hệ hôn nhân hoặc huyết thống.

Theo nguyên tắc thì mức cấp dưỡng nuôi con sau khi kết hôn được xác định trên tinh thần tự nguyện giữa các đối tượng sau: người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ, mức thỏa thuận được dựa trên các căn cứ sau:

+ Đầu tiên dựa vào nguồn thu nhập của người cấp dưỡng. Người cấp dưỡng phải có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là người có thu nhập thường xuyên(có thể làm tại tổ chức hoặc cá nhân hoặc tự kinh doanh) hoặc tài sản.

+ Đồng thời phải dựa theo nhu cầu thiết yếu hàng ngày hoặc hàng tháng của người được cấp dưỡng. Nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng thường được xác định căn cứ vào mức sinh hoạt trung bình tại địa phương nơi người được cấp dưỡng cư trú (được hiểu thường trú hoặc tạm trú). Mức sinh hoạt bao gồm các chi phí thông thường cần thiết của người được cấp dường như: ăn, ở, mặc, học, khám chữa bệnh và các chi phí khác để bảo đảm cuộc sống của người được cấp dưỡng.

Nếu các bên đều không thỏa thuận được cấp dưỡng chung cho người được cấp dưỡng thì có thể yêu cầu  Tòa án xem xét và giải quyết quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý giữ thu nhập của người cấp dưỡng mà vẫn đảm bảo nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.

Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi ví dụ tăng khoản tiền sinh hoạt như:ăn, ở, mặc, học, khám chữa bệnh và các chi phí thông thường cần thiết khác. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận lại, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Phương thức cấp dưỡng: Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý (4 tháng một lần), nửa năm (6 tháng một lần), hàng năm hoặc một lần (cấp dưỡng đến khi con đủ 18 tuổi). Các bên có thể thỏa thuận mức cấp dưỡng hoặc phương thức hoặc  tạm ngừng cấp dưỡng.

Bản án/ quyết định có hiệu lực tính từ thời điểm sau 15 ngày đối với bản án, 7 ngày kể từ ngày quyết định mà đương sự( bao gồm: người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền và nghĩa vụ liên quan) phải thực hiện theo quyết định cơ quan nhà nước. Trường hợp người phải thi hành án vẫn không tự nguyện thi hành án (người có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con) hoặc thi hành không đầy đủ ảnh hưởng đến quyền lợi các bên thì người được hưởng khoản tiền cấp dưỡng có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án đối với bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực.

Người yêu cầu cần chuẩn bị hồ sơ tới cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện nơi người có nghĩa vụ đang cư trú (được hiểu là thường trú và tạm trú) buộc người có nghĩa vụ cấp dưỡng theo bản án và quyết định đã được tuyên phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đó theo quy định của Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014.

Thủ tục yêu cầu thi hành án cấp dưỡng nuôi con khi không cấp dưỡng.

Bước 1: Người yêu cầu thi hành án chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm giấy tờ sau:

+ Bản ản hoặc quyết định được Tòa án tuyên có hiệu lực;

+ Một lá đơn yêu cầu thi hành án dân sự theo mẫu Mẫu số D04-THADS Thông tư số 01/2016/TT-BTP năm 2016;

Người yêu cầu viết bằng tay hoặc đánh máy lá Đơn yêu cầu và gửi tới cơ quan thi hành án. Nội dung Đơn yêu cầu bao gồm: Họ và Tên, địa chỉ thường trú hoặc tại trú của người yêu cầu; Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu; họ và tên, địa chỉ thường trú hoặc tạm trú của người phải thi hành án; nội dung yêu cầu thi hành án; số tiền yêu cầu, thông tin về tài sản, thông tin về công việc để tạo điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu; chữ ký của người làm đơn.

+ Theo quy định, người yêu cầu còn phải xuất trình tài liệu hoặc chứng cứ chứng minh người có nghĩa vụ thi hành án đang có tài sản để thi hành như: công việc hiện tại thì có thể xuất trình bảng lương hoặc đang làm tại đơn vị, tổ chức; tài sản hiện hữu như nhà cửa hoặc xe hoặc tài sản ngân hàng. Đối với trường hợp, người yêu cầu không tìm hiểu được các thông tin về tài sản của người được yêu cầu thì có thể làm đơn yêu cầu nhờ sự giúp đỡ từ Chi cục Thi hành án xác minh;

Bước 2: Người yêu cầu thi hành án dân sự nộp bộ hồ sơ yêu cầu thi hành án trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc thong qua người được ủy quyền hoặc qua đường bưu điện nộp trực tiếp yêu cầu tới cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền

Bước 3: Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền sau khi tiếp nhận hồ sơ phải trả giấy biên nhận cho người nộp. Khi tiếp nhận yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải kiểm tra nội dung yêu cầu và các tài liệu kèm theo, ghi nhận vào sổ nhận yêu cầu thi hành án.

Bước 4: Trong khoảng thời gian năm ngày là việc, hồ sơ yêu cầu thi hành án chưa đầy đủ thì Cơ quan thi hành án dân sự phải yêu cầu người yêu cầu bổ sung giấy tờ cần thiết, nếu tờ chối yêu cầu thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu biết .Những trường hợp thi hành án dân sự từ chối nhận hồ sơ bao gồm: Người yêu cầu thi hành án hiện không có quyền yêu cầu hoặc nội dung yêu cầu không nằm trong nội dung mà bản án, quyết định được tuyên; bản án, quyết định chưa có hiệu lực thi hành tức là phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên; Cơ quan thi hành án dân trong đơn yêu cầu không có đủ thẩm quyền thi hành án;  Hết thời hiệu yêu cầu thi hành án.

Bước 5: Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan thi hành án ra Quyết định thi hành án dân sự. Người đứng đầu cơ quan thi hành hành án chỉ đinh cán bộ trực tiếp tiến hành các trình tự thi hành án theo quy định của pháp luật. Sau đó, trực tiếp gửi quyết định thi hành án cho các đương sự. Cơ quan  tiến hành các thủ tục thi hành án theo quy định của pháp luật, gồm các bước sau: thông báo tự nguyện cho đương sự; xác minh điều kiện thi hành án; tổ chức cưỡng chế thi hành án và xử lý tài sản; thanh toán tiền thi hành án hoặc giao tài sản; thu phí thi hành án.

Dịch vụ tư vấn các vấn đề liên quan đến thủ tục yêu cầu thi hành án của Luật An Nghiệp.

Luật An Nghiệp tư vấn tất cả các vấn đề liên quan đến thủ tục yêu cầu thi hành án theo quy định của pháp luật, bao gồm nhưng không giới hạn các công việc dưới đây:

  • Đại diện ủy quyền nộp yêu cầu thi hành án;
  • Đại diện ủy quyền làm việc, đo vẽ, thẩm định giá;
  • Tư vấn tất cả các vấn đề pháp lý có liên quan đến yêu cầu thi hành án;
  • Định hướng và đưa ra phương án xử lý tối ưu cho Qúy khách hàng;
  • Đại diện theo ủy quyền để làm việc với các bên, cơ quan nhà nước và thực hiện các thủ tục có liên quan đến tranh chấp thừa kế;
  • Hỗ trợ soạn Đơn khởi kiện, đơn yêu cầu phản tố, các văn bản, hồ sơ khác trong quá trình giải quyết vụ việc;
  • Tham gia tố tụng tại Tòa án; 

 

LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - VPLS AN NGHIỆP

Điện Thoại: 079 44 77 555

Địa chỉ: 1680 - Nguyễn Ái Quốc- KP6- Biên Hòa - Đồng Nai

lsnguyenhieuhcm@gmail.com

Dịch vụ khác