TRƯỜNG HỢP NÀO VỢ, CHỒNG KHÔNG ĐƯỢC PHÉP LY HÔN
Cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, vợ chồng không còn tiếng nói chung hay chồng bạo hành vợ khiến vợ yêu cầu ly hôn. Rất nhiều lý do dẫn đến việc ly hôn hiện nay. Đa số các vụ ly hôn là vợ yêu cầu xin ly hôn với chồng, tuy nhiên cũng có nhiều vụ chồng yêu cầu ly hôn với vợ. Tuy nhiên, không phải yêu cầu ly hôn nào cũng được Tòa án xem xét. Vậy trường hợp nào thì vợ, chồng không được phép yêu cầu ly hôn. Cùng Luật An Nghiệp tìm hiểu sau đây.
Trường hợp nào vợ, chồng không được ly hôn
1. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
Theo quy định tại Điều 51, Luật hôn nhân và gia đình 2014:
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi
Cả vợ và chồng đều có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn. Nhưng vợ đang mang thai hay nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không được yêu cầu ly hôn với vợ.
2. Điều kiện ly hôn theo yêu cầu của một bên:
Điều 56, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
3. Vợ, chồng không được ly hôn trong trường hợp nào
Có rất nhiều đơn yêu cầu ly hôn, nhưng không phải trường hợp nào Tòa án cũng giải quyết việc ly hôn.
- Vợ đang mang thai, có con nhỏ, con nhỏ dưới 12 tháng tuổi thì chồng không được phép yêu cầu ly hôn với vợ. Trong trường hợp này thì pháp luật đang hạn chế quyền ly hôn của người chồng để bảo vệ người vợ trong thời kì thai sản.
- Không có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng về nghĩa vụ của vợ, chồng trong thời kì hôn nhân, làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài.
- Vợ hoặc chồng mất tích nhưng chưa có Tuyên bố mất tích của Tòa án thì Tòa án sẽ không giải quyết cho ly hôn.
- Trường hợp khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì Tòa án sẽ không giải quyết ly hôn nếu rơi vào một trong hai trường hợp sau:
- Người yêu cầu ly hôn không phải là cha, mẹ, người thân thích khác của người bị bệnh;
- Không có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người bị bệnh
Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp chồng được phép ly hôn vợ khi có con dưới 12 tháng tuổi nhưng vợ có đang chăm sóc, nuôi dưỡng con cái hay không do vậy khi thực hiện quy định sẽ phát sinh tranh chấp, vướng mắc trong một số trường hợp cụ thể mà chúng ta cần phải xác định xem người chồng có được quyền đơn phương ly hôn hay không, chẳng hạn như:
- Người phụ nữ có con dưới 12 tháng tuổi nhưng không chăm soc, nuôi dưỡng, trên thực tế không xét vào trường hợp đang mang thai/ sinh con/ nuôi con dưới 12 tháng tuổi nên chồng vẫn được quyền yêu cầu ly hôn.
– Người phụ nữ mang thai hộ cho người khác thì về nguyên tắc người phụ nữ vẫn được coi là đang mang thai và người chồng không có quyền ly hôn;
– Người phụ nữ nhờ người khác mang thai hộ, nên trên thực tế họ cũng không được xác định là đang mang thai/ sinh con/ nuôi con dưới 12 tháng tuổi, nên trong trường hợp này người chồng không bị hạn chế quyền ly hôn;
– Trường hợp người phụ nữ nhận nuôi con nuôi (hợp pháp theo quy định của pháp luật) mà đứa con dưới 12 tháng tuổi thì về nguyên tắc người chồng cũng bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn.
Trên đây là bài viết tư vấn về trường hợp vợ chồng không được phép ly hôn theo quy định. Nếu bạn đọc có vướng mắc về hôn nhân gia đình, hãy liên hệ Luật An Nghiệp để được tư vấn, giải quyết nhanh nhất cho bạn
LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - VPLS AN NGHIỆP
Điện Thoại: 079 44 77 555
Địa chỉ: 1680 - Nguyễn Ái Quốc, KP6, P. Trung Dũng, Biên Hòa - Đồng Nai
Dịch vụ khác
- LY HÔN TẠI BIÊN HÒA - THỦ TỤC CHI PHÍ VÀ THỜI GIAN 3344
- DỊCH VỤ LUẬT SƯ LY HÔN NHANH TẠI ĐỒNG NAI 1163
- ĐƠN PHƯƠNG LY HÔN TẠI TÒA ÁN BIÊN HÒA 21
- DỊCH VỤ LUẬT SƯ LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 60
- THỦ TỤC LY HÔN: CÁC GIẤY TỜ CẦN THIẾT VÀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT 94
- TẠI SAO NÊN CẦN LUẬT SƯ TƯ VẤN KHI LY HÔN 277
Hỗ trợ trực tuyến
-
Hotline
-
Luật sư