TRƯỜNG HỢP CHA HOẶC MẸ KHÔNG CÓ QUYỀN NUÔI CON SAU LY HÔN
Cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, vợ chồng ly hôn là điều không thể tránh khỏi. Vấn đề lớn nhất khi ly hôn chính là quyền nuôi con. Ai cũng muốn được chăm sóc con cái để đảm bảo bé được phát triển tốt nhất. Tuy nhiên, lại có những trường hợp cha hoặc mẹ sau ly hôn không được phép nuôi dưỡng con cái. Vậy cơ sở, quy định nào quy định cha hoặc mẹ không được nuôi dưỡng con trực tiếp.
Trường hợp cha hoặc mẹ không được nuôi con sau ly hôn
1. Cha và mẹ có quyền và nghĩa vụ như thế nào đối với con cái?
Căn cứ Điều 69, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:
1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Cha và mẹ đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau. Cùng nhau chăm sóc con cái, giáo dục con theo con đường phát triển tốt nhất. Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con.
2. Cha hoặc mẹ có quyền và nghĩa vụ gì khi không trực tiếp nuôi con sau ly hôn
Căn cứ Điều 82, Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con nhưng vẫn có nghĩa vụ chu cấp, được thăm nom con cái mà không bị ai cản trở. Không lạm dụng việc thăm nom để gây ảnh hưởng xấu tới con cũng như sự phát triển tự nhiên của con.
3. Trường hợp cha hoặc mẹ không có quyền nuôi con sau ly hôn
Căn cứ Điều 84, Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
- Cha hoặc mẹ không đáp ứng đầy đủ về điều kiện kinh tế, môi trường nuôi dưỡng
- Cha, mẹ bị hạn chế về năng lực, hành vi dân sự. Không kiểm soát được hành vi và nhận thức
- Bị Tòa án tuyên bố hạn chế về quyền đối với con
- Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
- Phá tán tài sản của con;
- Có lối sống đồi trụy;
- Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
- Con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì cha, mẹ có thảo thuận khác để phù hợp với lợi ích của con.
4. Dịch vụ ly hôn nhanh tại Đồng Nai
- Hướng dẫn, tư vấn cho khách hàng chuẩn bị hồ sơ để nộp tại Tòa án yêu cầu ly hôn.
- Đại diện nộp hồ sơ tại Tòa án có thẩm quyền.
- Tham gia đàm phán về hòa giải, phân chia tài sản, quyền nuôi con.
- Tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng; tham gia giải quyết tranh chấp ly hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm tranh chấp tài sản, quyền nuôi con.
- Tư vấn các vấn đề liên quan đến ly hôn , quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng liên quan đến vụ việc
- Tư vấn về quyền nuôi con
Trên đây là bài viết tham khảo về các trường hợp cha hoặc mẹ không được trực tiếp nuôi dưỡng con cái sau ly hôn. Khách hàng lựa chọn Tư vấn và Dịch vụ giải quyết ly hôn là một lựa chọn đúng. Bởi luật sư sẽ tư vấn và hướng dẫn các thủ tục pháp lý tận tình để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng của mình vì không phải vụ ly hôn nào cũng được diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng. Chính vì vậy mà Luật An Nghiệp chuyên tư vấn, cung cấp dịch ly hôn trọn gói và chính xác nhất cho khách hàng. Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.
LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - VPLS AN NGHIỆP
Điện Thoại: 0584 666 111
Địa chỉ: 1680 - Nguyễn Ái Quốc, KP6, P. Trung Dũng, Biên Hòa - Đồng Nai
Dịch vụ khác
- LY HÔN TẠI BIÊN HÒA - THỦ TỤC CHI PHÍ VÀ THỜI GIAN 3539
- DỊCH VỤ LUẬT SƯ LY HÔN NHANH TẠI ĐỒNG NAI 1197
- ĐƠN PHƯƠNG LY HÔN TẠI TÒA ÁN BIÊN HÒA 68
- DỊCH VỤ LUẬT SƯ LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 102
- THỦ TỤC LY HÔN: CÁC GIẤY TỜ CẦN THIẾT VÀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT 142
- TẠI SAO NÊN CẦN LUẬT SƯ TƯ VẤN KHI LY HÔN 299
Hỗ trợ trực tuyến
-
Hotline
-
Luật sư