THAY ĐỔI QUYỀN TRỰC TIẾP NUÔI CON SAU LY HÔN
Hôn nhân không hạnh phúc, gia đình ngày càng nhiều mâu thuân, bất đồng quan điểm với nhau thì ly hôn là lựa chọn cuối cùng của các cặp vợ chồng. Khi ly hôn thì tài sản và quyền nuôi dưỡng con chung là vấn đề mà nhiều cặp vợ chồng không thỏa thuận được. Tuy nhiên, khi một trong hai bên được quyền trực tiếp nuôi dưỡng con mà không thực hiện đúng nghĩa vụ chăm sóc thì người còn lại vẫn có thế yêu cầu Tòa án thay đổi quyền nuôi con để đảm bảo điều tốt nhất cho con.
1. Nghĩa vụ và quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau ly hôn:
Tuy không phải người trực tiếp nuôi dưỡng con cái, nhưng không có nghĩa là người còn lại sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ của cha, mẹ đối với con của mình.
Căn cứ Điều 82, Luật Hôn nhân và gia đình:
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Thay đổi quyền trực tiếp nuôi con
2. Điều kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn:
Khi ly hôn, nếu hai vợ chồng đều thỏa thuận được quyền nuôi con thì Tòa án sẽ ra Quyết định giao con cho cha hoặc mẹ thoe như thỏa thuận. Nếu như không thỏa thuận được, thì Tòa án sẽ xem xét các điều kiện, hoàn cảnh để giao con cho cha hoặc mẹ chăm sóc để đảm bảo con cái có môi tường phát triển tốt nhất được quy định tại Điều 81, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Để có thể yêu cầu thay đổi trực tiếp quyền nuôi con, thì người yêu cầu phải chứng minh được người kia đang chăm sóc con không tốt
- Điều kiện về vật chất: chỗ ở, chỗ vui chơi, trường học, thu nhập của người nuôi dưỡng,....
- Điều kiện về tinh thần: tình cảm, sự quan tâm của người nuôi dưỡng, điều kiện phát triển và hình thành đạo đức của con và người nuôi dưỡng,...
Căn cứ pháp lý: Điều 84, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ Luật dân sự
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Yêu cầu Tòa án có thẩm quyền thay đổi quyền nuôi con trực tiếp:
Người yêu cầu thay đổi quyền nuôi con phải đáp ứng được những điều kiện sau đây:
- Người có đủ năng lực hành vi dân sự, có tư cách, đạo đức tốt, không thuộc trường hợp bị hạn chế đối với con cái (Điều 85, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014)
- Đủ điều kiện chứng minh về vật chất, ví dụ như tài sản, công việc, thu nhập để có thể đảm bảo chăm sóc con
- Người yêu cầu không có những hành vi bạo lực, bỏ rơi con cái, thời gian chăm sóc...
- Tạo được môi trường cho con phát triển trí tuệ, nhân cách một cách tốt nhất.
3.1. Tòa án có thẩm quyền giải quyết:
- Việc yêu cầu thay đổi quyền nuôi con là có thể là vụ án tranh chấp nếu cha, mẹ không thỏa thuận được hoặc do người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện dẫn đến người còn lại hoặc cá nhân, tổ chức khác phải khởi kiện để thay đổi người nuôi con. Tranh chấp hay yêu cầu việc thay đổi quyền nuôi con đều thuộc thẩm quyền của Tòa án.
- Căn cứ Điều 35, Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền giải quyết là của Tòa án nhân dân cấp huyện.
- Ngoài ra tại điểm i, khoản 2, Điều 39 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 quy định khác về thẩm quyền của Tòa án:
i) Tòa án nơi một trong các bên thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì Tòa án nơi người con đang cư trú có thẩm quyền giải quyết;
3.2. Hồ sơ khởi kiện
- Đơn khởi kiện: phải đầy đủ họ, tên, địa chỉ của nguyên đơn và bị đơn; nội dung khởi kiện, danh mục các đơn, chứng cứ kèm theo; ngày tháng năm, chữ ký của người khởi kiện
- Bản án ly hôn;
- Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân người khởi kiện (bản sao);
- Giấy khai sinh của con (bản sao);
- Các tài liệu, chứng cứ để yêu cầu thay đổi quyền nuôi con.
3.3. Nộp hồ sơ tại Tòa án có thẩm quyền:
- Nộp đơn khởi kiện đến Tòa án có thầm quyền nơi bị đơn đang cư trú, làm việc
- Tòa án xem xét đơn. Nếu đơn hợp lệ, Tòa án tiến hành thụ lý vụ án, ra thông báo thụ lý để người khởi kiện thực hiện nghĩa vụ đóng tiền tạm ứng án phí.
- Người khởi kiện nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí đến Tòa án đang giải quyết đơn.
- Tòa án thực hiện xác minh hồ sơ, chứng cứ tiến hành hòa giải.
- Nếu hòa giải không thành, Tòa án sẽ mở phiên Tòa xét xử sơ thẩm theo thủ tục tố tụng dân sự. Nếu không đồng ý với bản án/quyết định của Tòa thì một trong các bên có quyền kháng cáo trong thời hạn luật định.
Thời gian giải quyết tranh chấp là từ 02 - 04 tháng (Quy định tại Điều 203, Bộ Luật dân sự 2015)
Quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu đòi lại quyền nuôi con sẽ phát sinh khi Bản án/Quyết định của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật
4. Dịch vụ ly hôn, giải quyết tranh chấp khi ly hôn tại Đồng Nai:
- Dịch vụ luật sư ly hôn nhanh tại Đồng Nai;
- Dịch vụ luật sư ly hôn với người nước ngoài tại Đồng Nai;
- Dịch vụ luật sư ly hôn thuận tình tại Đồng Nai;
- Dịch vụ luật sư ly hôn đơn phương tại Đồng Nai;
- Dịch vụ luật sư ly hôn trọn gói tại Đồng Nai;
- Dịch vụ soạn đơn ly hôn online, không mất thời gian đi lại, không phải đến Tòa hỏi thủ tục, hỗ trợ tư vấn thủ tục và các giấy tờ cần thiết.
Dịch vụ ly hôn đảm bảo tính chuyên nghiệp cao hơn
Việc tìm đến dịch vụ ly hôn khiến cho quá trình này được thực hiện chuyên nghiệp hơn. Những chuyên gia trong lĩnh vực này có kinh nghiệm lâu năm và hiểu rõ hành trình pháp lý cần thiết để hoàn tất quá trình ly hôn. Họ cũng có kiến thức về các luật liên quan đến ly hôn và các quy định mới nhất của pháp luật hiện nay. Do đó, dịch vụ ly hôn đảm bảo tính chuyên nghiệp cao hơn, giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
Dịch vụ ly hôn giúp giảm stress trong quá trình ly hôn
Việc ly hôn có thể là một giai đoạn căng thẳng và khó khăn. Với những người tự làm thủ tục ly hôn, việc xử lý các vấn đề phát sinh sẽ làm tăng thêm stress và áp lực cho bạn. Tuy nhiên, khi sử dụng dịch vụ ly hôn, bạn sẽ được những chuyên gia hỗ trợ trong quá trình ly hôn, giúp giảm stress và giúp bạn tập trung vào cuộc sống mới sau này.
Dịch vụ ly hôn đảm bảo tính bảo mật
Một trong những lý do quan trọng khi sử dụng dịch vụ ly hôn là tính bảo mật. Khi bạn sử dụng dịch vụ ly hôn, thông tin của bạn sẽ được giữ kín và không bị tiết lộ ra ngoài. Điều này giúp bạn cảm thấy yên tâm và đảm bảo quyền riêng tư của mình.
Giá thành của dịch vụ ly hôn hợp lý
Nếu bạn nghĩ rằng ly hôn sẽ tốn kém hơn nếu sử dụng dịch vụ ly hôn, bạn có thể bất ngờ với giá cả của dịch vụ này. Sử dụng dịch vụ ly hôn sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí so với việc tự làm thủ tục, bởi vì trong quá trình ly hôn, các vấn đề phát sinh sẽ tốn nhiều thời gian và tiền bạc hơn nếu bạn không có kinh nghiệm và hiểu rõ về quy trình pháp lý.
Dịch vụ ly hôn giúp tiết kiệm thời gian
Việc tự làm thủ tục ly hôn sẽ đòi hỏi bạn phải tìm hiểu về quy định pháp luật và thực hiện các thủ tục liên quan. Điều này đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên, sử dụng dịch vụ ly hôn sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và tập trung vào cuộc sống mới. Bạn không cần phải lo lắng về các thủ tục pháp lý mà có thể chuyển giao cho những chuyên gia trong lĩnh vực này.
Luật An Nghiệp cung cấp dịch ly hôn, giải quyết tranh chấp tại Đồng Nai nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại, hỗ trợ quý khách hàng nhiệt tình trong mọi vấn đề liên quan.
LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - VPLS AN NGHIỆP
Điện Thoại: 079 44 77 555
Địa chỉ: 1680 - Nguyễn Ái Quốc, KP6, P. Trung Dũng, Biên Hòa - Đồng Nai
Dịch vụ khác
- LY HÔN TẠI BIÊN HÒA - THỦ TỤC CHI PHÍ VÀ THỜI GIAN 3344
- DỊCH VỤ LUẬT SƯ LY HÔN NHANH TẠI ĐỒNG NAI 1163
- ĐƠN PHƯƠNG LY HÔN TẠI TÒA ÁN BIÊN HÒA 21
- DỊCH VỤ LUẬT SƯ LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 60
- THỦ TỤC LY HÔN: CÁC GIẤY TỜ CẦN THIẾT VÀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT 94
- TẠI SAO NÊN CẦN LUẬT SƯ TƯ VẤN KHI LY HÔN 277
Hỗ trợ trực tuyến
-
Hotline
-
Luật sư