CHA MẸ LY HÔN, CON CÁI CÓ PHẢI THAM GIA PHIÊN TÒA HAY KHÔNG?
CHA MẸ LY HÔN, CON CÁI CÓ PHẢI THAM GIA PHIÊN TÒA HAY KHÔNG?
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo quyết định hoặc bản ản có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Khi cuộc sống vợ chồng không hạnh phúc thì ly hôn là sự lựa chọn hợp lý nhất cho hai bên. Khi ly hôn, nhiều bậc cha mẹ muốn hạn chế nhất có thể tổn thương đến con cái của mình nên không muốn trẻ có mặt tại phiên tòa giải quyết việc ly hôn của vợ chồng. Vậy theo quy định, con có bắt buộc phải có mặt tại phiên tòa giải quyết ly hôn của cha mẹ không?
I. Cha mẹ ly hôn có cần ý kiến của con không
Quyền yêu cầu ly hôn được quy định cụ thể tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Cụ thể, người có quyền yêu cầu ly hôn gồm các đối tượng sau đây:
- Vợ, chồng hoặc cả vợ và chồng.
- Cha, mẹ, người thân thích khác khi một trong hai vợ chồng bị bệnh tâm thần, mắc bệnh không làm chủ được hành vi của mình và là nạn nhân bạo lực gia đình do chồng, vợ người đó gây ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và tinh thần.
Đặc biệt, khoản 2 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình nêu rõ: “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Theo quy định này người có quyền yêu cầu là vợ hoặc chồng hoặc cả vợ và chồng sau khi bàn bạc, thống nhất cùng gửi đơn ly hôn đến Tòa án hoặc cha, mẹ người thân thích khác.
II. Vai trò của người con khi cha mẹ ly hôn
Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình đề cập đến đối tượng con từ đủ 07 tuổi và con dưới 36 tuổi như sau:
- Tòa án phải xem xét nguyện vọng của con trong việc quyết định giao con cho cha hoặc mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục khi con từ đủ 07 tuổi trở lên. Đồng thời, trường hợp này cũng phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.
- Tòa án quyết định giao con dưới 36 tháng tuổi cho mẹ được quyền trực tiếp nuôi con trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác thì thực hiện theo thỏa thuận đó (trong đó có việc giao con dưới 36 tháng tuổi cho cha nuôi dưỡng).
-à Như vậy, có thể thấy việc ly hôn là nguyện vọng của vợ và chồng, do vợ chồng, hoặc vợ chồng tự nguyện quyết định và con có thể là người được yêu cầu khi cha mẹ bị bệnh tâm thần, là nạn nhân bạo lực gia đình, sức khỏe, tính mạng bị bạo lực nghiêm trọng.
Đồng nghĩa, theo quy định của pháp luật, cha mẹ muốn ly hôn thì không cần xin ý kiến của con. Nếu con cố tình ngăn cản cha mẹ ly hôn thì có thể bị phạt từ 03 đến 05 triệu đồng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
III. Con có phải tham gia phiên tòa ly hôn của cha mẹ không
- Về vấn đề giành quyền nuôi con sau khi ly hôn, khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình quy định, nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của con. Theo đó, việc hỏi ý kiến của con là một trong những yêu cầu bắt buộc khi vợ chồng có yêu cầu Tòa án giải quyết việc giành quyền nuôi con.
- Tuy nhiên, hiện nay tại các văn bản pháp luật mới chỉ dừng ở quy định này mà không có văn bản cụ thể nào hướng dẫn cụ thể hình thức, cách thức lấy ý kiến, nguyện vọng của con thế nào. Đồng nghĩa việc lấy ý kiến, nguyện vọng của con đang được thực hiện theo quy định riêng của từng Tòa án khác nhau.
- Thực tế cho thấy, có Tòa sẽ yêu cầu người con trực tiếp tham gia phiên tòa giải quyết ly hôn của cha mẹ để đưa ra ý kiến, nguyện vọng muốn được ở với cha hay với mẹ khi cha mẹ ly hôn. Cũng có Tòa án chỉ yêu cầu người con trình bày nguyện vọng của mình trong bản tự khai có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của người con hoặc cha mẹ.
- Việc lấy ý kiến trong bản tự khai này có thể thực hiện tại Tòa án hoặc bên ngoài Tòa án tùy từng trường hợp cụ thể khác nhau.
-à Như vậy, theo các phân tích ở trên, người con có thể tham gia hoặc không tham gia phiên tòa giải quyết ly hôn của cha mẹ.
Trên đây là tư vấn của Luật An Nghiệp về việc con cái có phải tham gia phiên tòa giải quyết ly hôn của cha mẹ hay không. Nhìn chung đây là vấn đề phức tạp, cần dựa trên thực tế và quy định cụ thể của từng Tòa khác nhau. Do đó các bạn muốn hỗ trợ chi tiết hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể.
Hotline: 079 44 77 555; 0932 116 766
Email: lsnguyenhieuhcm@gmail.com
Website: luatsubienhoa.com.vn
LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - VPLS AN NGHIỆP
Điện Thoại: 079 44 77 555
Địa chỉ: 1680 - Nguyễn Ái Quốc, KP6, P. Trung Dũng, Biên Hòa - Đồng Nai
Dịch vụ khác
- LY HÔN TẠI BIÊN HÒA - THỦ TỤC CHI PHÍ VÀ THỜI GIAN 3340
- DỊCH VỤ LUẬT SƯ LY HÔN NHANH TẠI ĐỒNG NAI 1163
- ĐƠN PHƯƠNG LY HÔN TẠI TÒA ÁN BIÊN HÒA 21
- DỊCH VỤ LUẬT SƯ LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 60
- THỦ TỤC LY HÔN: CÁC GIẤY TỜ CẦN THIẾT VÀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT 93
- TẠI SAO NÊN CẦN LUẬT SƯ TƯ VẤN KHI LY HÔN 277
Hỗ trợ trực tuyến
-
Hotline
-
Luật sư