1. SỔ HỒNG ĐỒNG SỞ HỮU LÀ GÌ?

Sổ hồng đồng sở hữu là một loại giấy chứng nhận quyền chung quyền sở dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, đặc biệt có hơn hai chủ sở hữu mà không có quan hệ vợ chồng hay con cái với chủ sở hữu, "sổ hồng đồng đồng sở hữu còn được gọi là sổ chung".

pháp lý đất đồng sở hữu

Khi người dân được cấp sổ hồng đồng đồng sở hữu (sổ chung) thì từng chủ sở hữu sẽ được cấp một bản sổ hồng đồng sở hữu (sổ chung) và có giá trị như nhau và sổ của ai sẽ có tên người đó. Tuy nhiên trong sổ chỉ ghi diện tích đất, mỗi chủ sở hữu diện tích đất, nhà như thế nào sẽ làm biên bản thỏa thuận rõ giữ các bên với nhau.

2. QUY ĐỊNH VỀ SỔ HỒNG ĐỒNG SỞ HỮU ?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 98 Luật đất đai 2013 đồng sở hữu được quy định như sau:

" Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, quyển sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyển sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người cùng sử dụng chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sở dụng, chủ sở hữu yêu cầu thì cấp chung một giấy chứng nhận và trao cho người đại diện"

Như vậy, mỗi người đồng sở hữu sẽ được cấp mỗi người một sổ, trừ trường hợp yêu cầu trao Giấy chứng nhận cho người đại diện. Trên giấy chứng nhận bắt buộc phải ghi rõ thông tin họ tên của những người đồng sở hữu.

3. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN NHƯỢNG ĐẤT ĐỒNG SỞ HỮU ?

3.1 Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất.

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 167 Luật đất đai 2013, nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất thì có các quyền và nghĩa vụ như sau :

- Nhóm người sử dụng đất gồm hộ gia đình, cá nhân thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân theo Luật đất đai 2013.

Trường họp nhóm người sử dụng đất có thành viên là tổ chức kinh tế thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế theo quy định của  Luật đất đai 2013.

- Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện đối với phần quyền sử dụng đất của mình phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai 2013.

Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.

3.2 Định đoạt tài sản chung.

Căn cứ Điều 218 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về quyền định đoạt tài sản chung như sau:

- Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần sở hữu của mình.

- Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thảo thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp một chủ sở hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu khác có quyền ưu tiên mua.

- Trường hợp một chủ sở hữu chung theo phần bản phân quyền sở hữu của mình thi chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua.

Trong thời hạn 03 tháng đối với tài sản chung là bất động sản, 01 tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhân được thông báo về việc bán và các điều kiện bản mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác. Việc thông báo phải được thể hiện bằng văn bản và các điều kiện bán cho chủ sở hữu chung khác phải giống như điều kiện bản cho người không phải là chủ sở hữu chung

Trường hợp bản phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thị trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Tòa án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua, tên có lỗi gây thiệt hai phải bồi thường thiệt hại.

- Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với bất động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phân quyền sở hữu đã thuộc về Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại.

- Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của minh hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phân quyền sở hữu đó thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu còn lại.

- Trường hợp tất cả các chủ sở hữu tù bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản chung thì việc xác lập quyền sở hữu được áp dụng theo quy định tại Điều 228 của Bộ luật dân sự 2015..

Quy định pháp luật về chuyển nhượng đất đồng sở hữu

Như vậy, qua bài viết trên chúng tôi đã cung cấp các thông tin và vướng mắc khi mua bán, chuyển nhượng... và các quy định liên quan tới đất sổ hồng đồng sở hữu. Nếu có bất kì vướng mắc liên quan tới các vẫn đề trong lĩnh vực đất đai hãy liên hệ ngay với Luật An Nghiệp để được hỗ trợ giải đáp.

LIÊN HỆ LUẬT SƯ ĐỒNG NAI - VPLS AN NGHIỆP

Điện Thoại: 079 44 77 555

Địa chỉ: 1680 - Nguyễn Ái Quốc, KP6, P. Trung Dũng, Biên Hòa - Đồng Nai

lsnguyenhieuhcm@gmail.com

Dịch vụ khác